Có một sự thực là những năm trước khi Liên Xô sụp đổ, các tờ báo thậm chí ngay cả Đảng viên lợi dụng tự do dân chủ chĩa mũi dùi vào Đảng để đánh quỵ uy tín của Đảng.
Quá trình xét lại bắt đầu diễn ra một cách công khai thậm chí có nơi còn tổ chức cả hội thảo đế xem lại vai trò của Lênin. Tất nhiên khi hình tượng Lênin bị đánh sụp thì Đảng cũng tự đào hố chôn mình.
Ngày 28-12-1987, bài xã luận trên báo Sự thật cho biết: Liên Xô khi đó có trên 30.000 tổ chức đoàn thể phi chính thức. Những tổ chức này ngang nhiên tuyên truyền chống Cộng, hô hào thành lập Đảng đối lập và công đoàn độc lập.
Thay vì đưa ra những thông tin định hướng xã hội, những tờ bào này luôn hô hào kích động “Tự do, dân chủ, nhân quyền”. Trong khi đó Đảng để tuột mất truyền thông khỏi bàn tay mình. Lợi dụng những khó khăn trong nước báo chí hô hào người dân chĩa mũi dùi vào Đảng, và hậu quả tất yếu các cuộc bãi công nổ ra khắp nơi làm đình trệ sản xuất. Xung đột lợi ích mâu thuẫn lên cao cực độ, báo chí biến chính quyền thành kẻ đối đầu với người dân và hậu quả cái gì tới thì chúng ta đã biết.
Thủ đoạn mà báo chí áp dụng là lợi dụng vấn đề nhân quyền đế người dân có cái nhìn méo lệch về Đảng . Lâu nay, phương Tây vẫn lợi dụng vấn đề nhân quyền để công kích và bôi nhọ chế độ XHCN, rêu rao rằng chế độ XHCN chà đạp quyền công dân. Họ kết hợp giữa “ngoại giao nhân quyền” với thẩm thấu ý thức hệ và chính trị, lợi dụng cái gọi là “nhân quyền” nhằm gây sức ép với các nước XHCN.
Qua đó chúng ta thấy được gì?
Dân chủ tự do báo chí và xây dựng pháp chế cần phải tiến hành song song, nguyên tắc thực hiện tính công khai cần phải thích hợp với khả năng tiếp thu của xã hội, có lợi cho việc ổn định xã hội.
Trong quá trình cải cách của Liên Xô, lãnh đạo chủ yếu của Liên Xô đã nêu tư tưởng chủ đạo là “trong phạm vi tiến trình dân chủ hóa khắc phục lập trường sai lầm thậm chí sự chống đối trực tiếp đã gặp hoặc sẽ gặp trong quá trình đổi mới xã hội”.
“Cần kết hợp tinh thần sáng tạo của lãnh đạo và phong trào quần chúng rộng rãi ớ dưới”.
Nhưng kết quả thực tiễn làm cho người ta thấy dưới ngọn cờ của “tính công khai” cũng như “dân chủ hóa” công cụ dư luận của Liên Xô đã tuột khỏi sự lãnh đạo chính trị và rằng buộc về chính sách của Đảng, bản thân Đảng một thời gian dài bỏ mất sự kiếm soát của công tác lý luận (VN chúng ta hôm nay cũng vậy).
Tư tưởng
Các phe phái chống đối, đủ mọi màu sắc, lợi dụng dân chủ hóa và tính công khai ra sức gây dư luận chống đảng chống XHCN, bóp méo, bôi xấu, xuyên tạc sự nghiệp của Lê Nin (ngày nay những kẻ lợi dụng “dân chủ” và một số “nhân sĩ trí thức” nước ta cũng đang tìm cách phủ nhận công lao của Cụ Hồ), chửi bới, phỉ bảng vai trò của Đảng Cộng sản, tô hồng chế độ tư bản phương Tây và giá trị của giai cấp tư sản.
Như vậy có nghĩa cái gọi là “dân chủ hóa “tính công khai”” trở thành cái vũ khí mà phái chống đối sử dụng đế chống Đảng, thậm chí đánh quị Đảng. Uy tín của Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ. Đảng bị quy cho nhiều tội lỗi trong quá khứ và bị đánh gục. Có một mối liên hệ chặt chẽ đó là Đảng không nắm vững mức độ trong khi thực hiện “tính dân chủ và tính công khai”.
Thực chất chúng ta thấy rằng ko có dân chủ trừu tượng thuần túy. Phát triển dân chủ không thể giản đơn đánh đồng với ổn định và hài hòa của xã hội. Lê Nin cũng từng nói “dân chủ thuần túy là những lời nói bịp bợm của những người theo chủ nghĩa tự do đế bưng bít công nhân”.
Tình hình phát triển của Liên Xô đã chứng minh điều đó: xa rời dân chủ pháp chế và kỷ luật tất nhiên phát triển thành phá hoại và hỗn loạn.
Tính công khai không thế tự phát trở thành đặc trưng không thể tách rời của đạo đức bình thường của xã hội. Trong quá trình thực hiện Đảng quên mất lời giáo huấn của Lê Nin, không chủ động giáo dục ý thức Chủ nghĩa xã hội cho công nhân, không kịp thời tuyên truyền bảo vệ tư tưởng giai cấp vô sản.
Qua sự sụp đổ của Liên Xô chúng ta thấy rằng dù một nước lớn có 70 năm lịch sử Chủ nghĩa xã hội trong quá trình thực hiện tính dân chủ và tính công khai, nếu đánh giá quá cao khả năng tiếp thu của xã hội và quần chúng rộng rãi, xem nhẹ sự tồn tại khách quan của những nhân tố phức tạp và sự đấu tranh giai cấp trong mọi lĩnh vực chính trị thì hậu quả trầm trọng của nó đáng đế làm bài học răn mình. Một trong những nguyên nhân thất bại của Liên Xô là thổi phồng tác dụng vạn năng của dân chủ hóa và tính công khai.
Nhìn lại tình hình trong nước chúng ta trong thời gian gần đây.
Những cuộc biểu tình bạo loạn như Bình Dương hay Hà Tĩnh, biểu tình “vì cá”, “vì cây xanh” vừa qua được những kẻ chống phá xem là những cuộc tập dượt trong công cuộc đòi lật đổ nhà nước VN.
Vụ biểu tình mang danh yêu nước rồi dẫn tới bạo loạn ớ Bình Dương vừa qua là một bài học cay đẳng cho chúng ta. Nếu không quản lý tốt thì dù biểu tình yêu nước hay gì đi chăng nữa việc dẫn tới bạo loạn lật đổ là một con đường rất ngắn.
Nên nhớ những ngày cuối cùng của năm 2010, thế giới hoàn toàn bất ngờ trước những biến chuyển chính trị-xã hội bùng phát như “tiếng sấm giữa ban ngày” ở một số nước Châu Phi và Trung Đông, được châm ngòi bởi vụ tự thiêu của một người bán hàng rong ở Tunisia được cho là phẫn uất vì xe chở hàng của mình bị cảnh sát duy trì trật tự trên phố đập phá.
Sự việc này ngay lập tức được lan truyền rộng khắp trên các trang mạng xã hội, kích động hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình phản đối chính quyền và rút cuộc khiến Tổng thống Ben Ali buộc phải chạy sang cư trú chính trị tại Arabia Saudi.
“Hội chứng Tunisia” ngay lập tức bùng phát ở nhiều nước Châu Phi và Trung Đông như Egypt, Jordan, Yemen, Libya, Arabia Saudi, Syria… và được các nước phương Tây gọi là “Mùa Xuân Arab” với ngụ ý sẽ mang lại “dân chủ”, “nhân quyền” và “cuộc sống âm no” cho người dân ở những quốc gia này.
Thậm chí, khi “Mùa Xuân Arab” kết thúc ở Libya bằng một cuộc chiến tranh xâm lược, sát hại dã man Tổng thống Muammar Gaddafi vào tháng 10/2011, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain còn tuyên bố rằng, sau Libya “Mùa Xuân Arab” sẽ lan tỏa sang Syria, Iran, các nước Trung Á và sẽ “gõ cửa” Nga và Trung Quốc. Thậm chí, ông ta còn cảnh báo “Tổng thống Nga V.Putin sẽ cùng chung số phận với của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi”.
Với việc những trò phá hoại trong nước của những kẻ đội lốt “tự do – dân chủ” với sự hà hơi tiếp sức của những “bàn tay lông lá” từ nước ngoài ngày đêm chống phá VN, tấm gương Lybia hay Syria đã giương sẵn trước mắt.
Ngày nay tình hình trong nước tuy chưa đến nỗi như các nước Trung Đông, Bắc Phi nhưng nếu không giải quyết tốt những vẫn đề nội tại, một đốm lửa nhỏ có thế bùng cháy bất cứ lúc nào mà ta không kiểm soát nổi.
Hiện nay công việc lật đổ một nước có chủ quyền không phải đem bom đạn hay quân đội vào xâm lược nước đó mà sử dụng chiêu bài kích động số đông dân chúng trong nước cùng với sự tiếp sức từ bên ngoài kết hợp, cách mạng màu sẽ nổ ra.
Ngày nay thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, thừa hưởng thành quả xương máu của cha anh cần hành xử có trách nhiệm với đất nước, với lớp người đi trước, không mơ hồ ảo tưởng, biết rút ra những bài học lịch sử cho hành trang hôm nay khi đưa ra quyết định quan trọng, cần phải nhớ những bài học lịch sử của nước mình và cả những nước khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét