Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018


BUỒN CHO NGƯỜI HỌC RỘNG, BIẾT NHIỀU

Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá. về khía cạnh giáo dục thì hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán – đó là cách tiếp cận tác phẩm Chí phèo của NCS Nguyễn Sóng Hiền, Trường ĐH Newcastle (Australia). Với cách nhìn nhận đó, nhân vật này đòi bỏ tác phầm này ra khỏi chương trình sách giáo khoa. Thật thiển cận! Chí phèo chính là hiện thân cho người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, là sản phẩm do sự thối nát mà xã hội đem lại. Phủ nhận chí phèo khác nào phủ nhận lịch sử dân tộc Việt lúc bấy giờ. NCS Hiền lý giải cho đề xuất của mình là vì lo sợ học sinh học tập theo Chí phèo.


Đúng là vẫn tư duy, sợ không làm được thì cấm. Xin thưa với anh Hiền rằng, không cần phải học đến NCS như anh mà những người dân bình thường như chúng tôi, trình độ “thấp kém” như chúng tôi cũng tự hiểu được rằng: Hiệu quả của giáo dục không phụ thuộc hoàn toàn vào cách nhìn nhận của học sinh mà là do cách truyền thụ của người thầy. Và nếu theo như anh nói thì có lẽ các thế hệ đã được học tác phẩm Chí phèo đã trở thành Chí phèo thời hiện đại hết ạ (hoặc chí ít là phần đa). Xã hội hiện nay, xã hội này có cho phép anh như thế không, có đẩy anh đến đường cùng như anh Chí lúc bấy giờ không. Không phải không ạ? Vậy thì, nhìn nhận lại nó, để biết tôn trọng lịch sử, để biết vươn lên hơn nữa trong xã hội tốt đẹp này, để được phát triển toàn diện hơn là sai sao?
Tự nhiên đọc đến đây, tôi là thấy rằng hình như có một sự xâu chuỗi nhất định, từ việc cách cahs tiếng việt của giáo sư Bùi Hiền, xuyên tác anh hùng Võ Thị Sáu, đòi bỏ tết cổ truyền của dân tộc,… hình như đang mang một màu sắc khác chứ không hẳn là vì mục đích tốt đẹp gì??? Cũng xin nói với anh, làm cách mạng màu ở Việt Nam không dễ đâu anh NCS ạ!

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Có công thì được hưởng mà có tội thì phải chịu hình phạt… Phàm điều đó không phải bàn cãi.

Mấy ngày gần đây, khi vụ án liện quan đến rất nhiều quan chức chính  phủ một thời có “tiếng tăm” như ông Đinh La Thăng được đưa ra xét xử. Có rất nhiều ý kiến bày tỏ các góc cạnh khác nhau về “người ấy”. Có người đi xem xét cái tâm, có người bày tỏ sự ngượng mộ với tài năng và những việc làm của ông, cũng có người vừa kể công lại vừa luận tội, cũng có người chỉ trích cách mà nhân vật này đã “làm màu” để đánh bóng tên tuôi,… dưới đây là một trong những suy nghĩ như thế. Xin thưa với các bạn, công trang dưới thời Đinh La Thăng cũng chẳng phải là sản phẩm của một cá nhân ông. Pháp luật nghiêm minh, dù ông có là Đinh La Thăng hay là một nhân vật có tiếng tăm khác cũng không thể vượt ra khỏi sự nghiêm minh ấy.
Ngẫm lại thấy, thời Nhà Mãn Thanh bên TQ, khi đánh đổ nhà Minh để trị vì cả một vùng đất rộng lớn, “TAM PHÁP” đã đưa lại cho quan chức trong triều một sự đãi ngộ quá lớn, nhưng vì sao sau này nó vẫn bị bãi bỏ mặc dù trước đó nếu không có nó thì đã không thể tồn tại một đế chế Mông Nguyên hùng mạnh sau này. Cái quan trọng là những người trị vì đều thấy rằng nế duy trì quá lâu “TAM PHÁP” sẽ đe dọa đến an nguy của dân tộc. Do đó, xóa bỏ nó là điều tất yếu nên làm.
Ở thời đó, đất nước họ còn làm được thế, và năm 1986 chúng ta cũng đã làm được một cuộc cách mạng y như thế khi đổi mới toàn diện. thế thì trong bộ máy của dân, do dân, vì dân hiện nay làm sao có thể có chỗ đứng cho những sai phạm “to lớn” ấy. Hiển nhiên, không phải là Đinh La Thăng mà bất kỳ ai trong trường hợp này đều bị phán xét công minh cả… có công thì được hưởng mà có tội thì phải chịu hình phạt… Phàm điều đó không phải bàn cãi.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng

AI LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI

Truyền thông thế giới, và cả bọn lá cải Việt Nam ăn theo, luôn truyền bá một cái misconception rất mang nặng tính tướt luôn thế này: Trung ...